Truy cập nội dung luôn

Thiết kế logo Vinaphone sử dụng từ năm 2015 đến nay chỉ còn tên thương hiệu “Vinaphone” với phông chữ Helvetica màu xanh dương, không còn biểu tượng 3 giọt nước và slogan “Không ngừng vươn xa”. Trong thiết kế đơn giản hóa này, vì sao Vinaphone sử dụng phông chữ Helvetica?

Tối ưu trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động

Trong thiết kế logo mới nhất được sử dụng từ năm 2015 đến nay, Vinaphone đã sử dụng phông chữ Helvetica. Đây được xem là kiểu chữ phổ biến nhất thế giới, ứng dụng cho hầu hết tất cả mọi lĩnh vực như viễn thông, thời trang,... Theo đánh giá của các nhà thiết kế trên thế giới, Helvetica không phải là phông chữ thú vị nhất nhưng linh hoạt và có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Bởi vậy, chúng ta có thể bắt gặp phông chữ này ở khắp mọi nơi trên thế giới từ nhãn hiệu cửa hàng tiện lợi, phương tiện vận chuyển, hệ thống tàu điện ngầm,...

Trong những năm gần đây, Helvetica cũng là phông chữ được sử dụng nhiều trong các thiết bị điện tử nhờ những ưu điểm sau:

-  Phù hợp với đặc điểm của thời kỳ số hóa khi mọi thông tin, hình ảnh được đơn giản hóa và tiện lợi.

-  Tối ưu thị giác, thân thiện với mắt người dùng trong thời gian dài.

-  Đơn giản, dễ ghi nhớ, ghi sâu vào tâm trí người dùng từ cái nhìn đầu tiên.

-  Truyền tải thông tin nhanh chóng và dễ dàng đến với người dùng.

Phông chữ Helvetica trong logo Vinaphone tối ưu thị giác cho mắt người dùng

Phông chữ phù hợp với định hướng trẻ hóa thương hiệu

Bắt kịp xu hướng đơn giản và hiện đại của thế giới, Vinaphone cũng đã thay đổi thiết kế logo sang phông chữ Helvetica nhằm truyền tải thông điệp khát vọng tuổi trẻ và trẻ hóa thương hiệu của mình.

- Tên thương hiệu “Vinaphone” màu xanh dương cùng phông chữ Helvetica phù hợp với thiết kế tối giản của logo mới, không còn biểu tượng giọt nước và câu slogan “Không ngừng vươn xa.

- Từ năm 2015 đến nay, Vinaphone tập trung thể hiện sức trẻ, niềm tin hy vọng, hướng tới hai nhóm đối tượng khách hàng chiếm đa số trong tương lai, đó là khách hàng nhóm tuổi gen Y và gen Z.

- Sự đơn giản và linh hoạt của phông chữ Helvetica trong logo VinaPhone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm truyền thông trẻ trung như:

- Banner/flyer/brochure của Vinaphone

- Cốc, ô, túi vải,...

Phông chữ logo tối giản Vinaphone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm như cốc sứ

Logo Vinaphone trong thiết kế banner

Logo VinaPhone trong thiết kế túi vải

Cùng với thiết kế logo tối giản, hiện đại và nhiều chương trình hấp dẫn, Vinaphone đang dần trở thành thương hiệu viễn thông yêu thích của giới trẻ. Đây là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của Vinaphone.

1800 1260 - 1800 1261

VNPT-IT: Bước trở mình bứt phá của VNPT

02-09-2018

Từ những phần mềm quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu nội tại của VNPT, chỉ 4 năm sau, mảng công nghệ thông tin của VNPT đã có những bước phát triển đột phá. Sự phát triển này dẫn tới sự ra đời tất yếu của Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT) chính thức ra mắt ngày 12/6 vừa qua. Đây được xem là một trụ cột mới, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa VNPT bứt phá mạnh mẽ trong lĩnh vực CNTT.

Trước năm 2013, VNPT gần như là con số "0" trên bản đồ CNTT Việt Nam, bởi lúc đó Tập đoàn chỉ tập trung vào cung cấp các dịch vụ viễn thông truyền thống.  Các sản phẩm CNTT mặc dù đã được hình thành nhưng vẫn  chủ yếu phục vụ nhu cầu trực tiếp tại địa phương, các sản phẩm được phát triển theo mô hình phân tán tại một số đơn vị CNTT trong Tập đoàn. 

Đội ngũ kỹ sư CNTT của VNPT nằm rải rác trong các đơn vị thành viên và VNPT 63 tỉnh, thành với nhiệm vụ chính là xây dựng và quản trị các phần mềm phục vụ nhu cầu về điều hành sản xuất kinh doanh của chính VNPT.  Ngoài ra, đội ngũ này cũng xây dựng một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cơ quan hành chính, doanh nghiệp ở địa phương. Một số sản phẩm đã được ra đời trong giai đoạn này như phần mềm về giáo dục (vnEdu) được triển khai ban đầu tại Thanh Hóa hay phần mềm cho bệnh viện (VNPT-HIS) tại Tiền Giang.

Đến nay, VNPT đã tập trung phát triển và xây dựng được nền tảng các ứng dụng CNTT theo khung triến trúc Chính phủ điện tử cho các Bộ/Ngành, đồng thời hình thành các hệ sinh thái CNTT chuyên ngành cho Y tế, Giáo dục, BHXH, Thuế và du lịch..., các sản phẩm liên tục được bổ sung tính năng, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. 

Sau nhiều lần mở rộng và nâng cấp về công nghệ, đến nay vnEdu đã trở thành mạng giáo dục số 1 tại Việt Nam về thị phần và đã được triển khai khắp 63 tỉnh, thành phố với 12.800 trường học trên cả nước sử dụng hệ thống quản lý thông tin nhà trường, gần 4 triệu hồ sơ học sinh,  hơn 1,2 triệu account sổ liên lạc điện tử, 2.000 website của các trường học.  Hệ sinh thái chuyên ngành y tế với phần mềm quản lý thông tin bệnh viện VNPT-HIS đã triển khai tới 7.278 cơ sở y tế (CSYT) các tuyến tại 60/63 tỉnh, thành phố. 

Hệ thống quản lý văn bản điện tử VNPT-iOffice tới hơn 16.150 đơn vị tại 52/63 tỉnh, thành phố Hệ thống dịch vụ hành chính công một cửa VNPT-iGate tới 2056 đơn vị tại 31/63 tỉnh, thành phố Cổng thông tin điện tử VnPortal tại  1058 đơn vị (30/63 tỉnh, thành phố) Hệ thống báo cáo trực tuyến eReport tại 61 đơn vị.

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, Tập đoàn VNPT là đơn vị tiên phong đi đầu trong cả nước về tư vấn xây dựng giải pháp Thành phố thông minh - Smart City. Hiện đã có 19 tỉnh/thành phố hợp tác với VNPT để xây dựng đề án Smart City.  Với lĩnh vực Du lịch thông minh: VNPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai cho 26 tỉnh/thành phố, trong đó đã có 12 tỉnh/thành đã hoàn thành đưa vào sử dụng...với bộ ba sản phẩm Cổng thông tin du lịch, Mobile app, dung lịch và Phần mềm quản lý lưu trú.

Đến nay, lĩnh vực CNTT của VNPT đã tạo được những dấu ấn rõ nét trên bản đồ CNTT Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ đó khiến mô hình phân tán về lực lượng IT đã không còn phù hợp cho sự phát triển mới của Tập đoàn VNPT. Công ty VNPT-IT ra đời như một tất yếu khi sự tích lũy về "lượng" đã đủ lớn và đòi hỏi một thay đổi về "chất". Tháng 3/2018, công ty VNPT-IT được Tập đoàn VNPT chính thức thành lập. VNPT-IT có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển tích hợp các giải pháp công nghệ thông tin-truyền thông phục vụ khách hàng. Đây là trụ cột mới của VNPT bên các cạnh trụ cột về Hạ tầng (VNPT-Net), Kinh doanh (VNPT-Vinaphone), Truyền thông (VNPT-Media), Công nghệ công nghiệp (VNPT-Technology).

Lễ ra mắt Công ty VNPT-IT

Ra đời trong giai đoạn bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, VNPT-IT mang trên mình sứ mệnh đưa VNPT trở thành Nhà cung cấp dịch vụ số (Digital Services) hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số (Digital Hub) tại thị trường khu vực và thế giới. Tại Việt Nam, VNPT-IT phải định vị lại vị trí của VNPT trên bản đồ CNTT bằng mục tiêu chuyển đổi số cho nội tại Tập đoàn, đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số của cả nền kinh tế và phải là hạt nhân, lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số của VNPT, từng bước hiện thực Chiến lược VNPT3.0.   

“Với mục tiêu chuyển dịch số và Chiến lược VNPT3.0, hiện nay, Tập đoàn giao nhiệm vụ chiến lược cho VNPT-IT chuyển dịch số của Tập đoàn và đẩy mạnh phát triển CNTT. Đây là thách thức rất lớn cho dù trong 4 năm qua, mảng CNTT của chúng ta đã làm được nhiều việc và giúp VNPT có được sự hiện diện trên thị trường CNTT Việt Nam. Để có thể thực hiện được sứ mệnh này, VNPT-IT sẽ phải xây dựng một nền tảng phát triển hiện đại, chuyên nghiệp. VNPT-IT cần tập trung để đảm bảo quy tụ sức mạnh về lực lượng CNTT không chỉ của VNPT-IT mà cả lực lượng CNTT tại 63 tỉnh, thành phố”, Tổng Giám đốc VNPT-IT, ông Ngô Diên Hy nhận định.

Đồng thời, ông Hy cho biết sẽ tập trung xây dựng đội ngũ phát triển công nghệ AI, blockchain… vào các sản phẩm của VNPT, để các sản phẩm trở nên thông minh hơn và an toàn hơn với người sử dụng. Bài toán trước mắt với VNPT-IT chính là nguồn nhân lực CNTT, cần phải có những cơ chế, chính sách đãi ngộ tốt nhằm thu hút người tài, các chuyên gia CNTT có ý tưởng, có khả năng quản trị. Với sứ mệnh chuyển đổi số cho nền kinh tế, ngay khi thành lập, hơn 1.000 kỹ sư CNTT nòng cốt từ nhiều đơn vị trong Tập đoàn đã được tuyển chọn về làm việc tại công ty. VNPT-IT được tổ chức gồm các Trung tâm giải pháp phát triển sản phẩm, các Trung tâm vùng và 1 trung tâm sáng tạo chuyên nghiên cứu thử nghiệm các phần mềm, công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0. Theo kế hoạch, năm 2020, VNPT-IT sẽ đạt 5.000 kỹ sư CNTT  để đáp ứng mục tiêu phát triển CNTT và Chiến lược VNPT3.0 của Tập đoàn.