Truy cập nội dung luôn

Thiết kế logo Vinaphone sử dụng từ năm 2015 đến nay chỉ còn tên thương hiệu “Vinaphone” với phông chữ Helvetica màu xanh dương, không còn biểu tượng 3 giọt nước và slogan “Không ngừng vươn xa”. Trong thiết kế đơn giản hóa này, vì sao Vinaphone sử dụng phông chữ Helvetica?

Tối ưu trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động

Trong thiết kế logo mới nhất được sử dụng từ năm 2015 đến nay, Vinaphone đã sử dụng phông chữ Helvetica. Đây được xem là kiểu chữ phổ biến nhất thế giới, ứng dụng cho hầu hết tất cả mọi lĩnh vực như viễn thông, thời trang,... Theo đánh giá của các nhà thiết kế trên thế giới, Helvetica không phải là phông chữ thú vị nhất nhưng linh hoạt và có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Bởi vậy, chúng ta có thể bắt gặp phông chữ này ở khắp mọi nơi trên thế giới từ nhãn hiệu cửa hàng tiện lợi, phương tiện vận chuyển, hệ thống tàu điện ngầm,...

Trong những năm gần đây, Helvetica cũng là phông chữ được sử dụng nhiều trong các thiết bị điện tử nhờ những ưu điểm sau:

-  Phù hợp với đặc điểm của thời kỳ số hóa khi mọi thông tin, hình ảnh được đơn giản hóa và tiện lợi.

-  Tối ưu thị giác, thân thiện với mắt người dùng trong thời gian dài.

-  Đơn giản, dễ ghi nhớ, ghi sâu vào tâm trí người dùng từ cái nhìn đầu tiên.

-  Truyền tải thông tin nhanh chóng và dễ dàng đến với người dùng.

Phông chữ Helvetica trong logo Vinaphone tối ưu thị giác cho mắt người dùng

Phông chữ phù hợp với định hướng trẻ hóa thương hiệu

Bắt kịp xu hướng đơn giản và hiện đại của thế giới, Vinaphone cũng đã thay đổi thiết kế logo sang phông chữ Helvetica nhằm truyền tải thông điệp khát vọng tuổi trẻ và trẻ hóa thương hiệu của mình.

- Tên thương hiệu “Vinaphone” màu xanh dương cùng phông chữ Helvetica phù hợp với thiết kế tối giản của logo mới, không còn biểu tượng giọt nước và câu slogan “Không ngừng vươn xa.

- Từ năm 2015 đến nay, Vinaphone tập trung thể hiện sức trẻ, niềm tin hy vọng, hướng tới hai nhóm đối tượng khách hàng chiếm đa số trong tương lai, đó là khách hàng nhóm tuổi gen Y và gen Z.

- Sự đơn giản và linh hoạt của phông chữ Helvetica trong logo VinaPhone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm truyền thông trẻ trung như:

- Banner/flyer/brochure của Vinaphone

- Cốc, ô, túi vải,...

Phông chữ logo tối giản Vinaphone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm như cốc sứ

Logo Vinaphone trong thiết kế banner

Logo VinaPhone trong thiết kế túi vải

Cùng với thiết kế logo tối giản, hiện đại và nhiều chương trình hấp dẫn, Vinaphone đang dần trở thành thương hiệu viễn thông yêu thích của giới trẻ. Đây là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của Vinaphone.

1800 1260 - 1800 1261

Triển khai thí điểm phần mềm một cửa điện tử thống nhất tại các bộ, địa phương

02-09-2018

 

Dự kiến vào quý II/2019, phần mềm một cửa điện tử thống nhất sẽ được vận hành, sử dụng thí điểm tại 3 Bộ Tài chính, TT&TT, TN&MT và 7 địa phương Hà Nội, Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình, Quảng Bình, Đồng Nai. 

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 985 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định 61/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (Nghị định 61) nhằm bảo đảm triển khai kịp thời, thống nhất, khoa học và hiệu quả các nội dung đã được xác định tại Nghị định 61.

Kế hoạch nêu rõ 33 nội dung công việc cụ thể sẽ được tập trung triển khai trong thời gian tới để thực hiện Nghị quyết 61 của Chính phủ, theo 4 nhóm nội dung gồm: xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan thực hiện Nghị định 61; thành lập, kiện toàn, tổ chức tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí trụ sở, trang thiết bị của bộ phận một cửa các cấp; triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); tổ chức quán triệt, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định 61 và Kế hoạch này.

Đáng chú ý, trong 16 công việc cụ thể thuộc nhóm nội dung “Triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC” của Kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ Tài chính, TT&TT, TN&MT và các địa phương Hà Nội, Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình, Quảng Bình, Đồng Nai chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai thí điểm phần mềm một cửa điện tử thống nhất tại một số Bộ và địa phương. Thời hạn dự kiến hoàn thành vào quý II/2019.

Quyết định 985 cũng nêu rõ, việc tổ chức triển khai thí điểm phần mềm một cửa thống nhất tại 3 Bộ và 7 địa phương nêu trên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ TT&TT và Văn phòng Chính phủ. Các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại nâng cấp phần mềm một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hoặc triển khai xây dựng hệ thống một cửa điện tử bảo đảm theo tiêu chí, quy định thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật, yêu cầu kết nối theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.

Theo Kế hoạch mới được ban hành, với vai trò là cơ quan chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đánh giá, lựa chọn và khuyến cáo sử dụng phần mềm một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, cấp tỉnh, dự kiến thời hạn Bộ TT&TT phải công bố và khuyến cáo sử dụng phần mềm một cửa điện tử thống nhất là trong quý IV năm nay.

Cũng tại Quyết định 985, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp chủ động triển khai thực hiện Nghị định 61 của Chính phủ và Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2018-2020 bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ. Các Bộ Công an, Ngoại giao, Quốc phòng quyết định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định 61 của Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định 61 của Bộ, cơ quan, địa phương mình. Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai Nghị định và Kế hoạch này, lồng ghép trong báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục TTHC về Văn phòng Chính phủ;

Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai./.