Truy cập nội dung luôn

Thiết kế logo Vinaphone sử dụng từ năm 2015 đến nay chỉ còn tên thương hiệu “Vinaphone” với phông chữ Helvetica màu xanh dương, không còn biểu tượng 3 giọt nước và slogan “Không ngừng vươn xa”. Trong thiết kế đơn giản hóa này, vì sao Vinaphone sử dụng phông chữ Helvetica?

Tối ưu trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động

Trong thiết kế logo mới nhất được sử dụng từ năm 2015 đến nay, Vinaphone đã sử dụng phông chữ Helvetica. Đây được xem là kiểu chữ phổ biến nhất thế giới, ứng dụng cho hầu hết tất cả mọi lĩnh vực như viễn thông, thời trang,... Theo đánh giá của các nhà thiết kế trên thế giới, Helvetica không phải là phông chữ thú vị nhất nhưng linh hoạt và có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Bởi vậy, chúng ta có thể bắt gặp phông chữ này ở khắp mọi nơi trên thế giới từ nhãn hiệu cửa hàng tiện lợi, phương tiện vận chuyển, hệ thống tàu điện ngầm,...

Trong những năm gần đây, Helvetica cũng là phông chữ được sử dụng nhiều trong các thiết bị điện tử nhờ những ưu điểm sau:

-  Phù hợp với đặc điểm của thời kỳ số hóa khi mọi thông tin, hình ảnh được đơn giản hóa và tiện lợi.

-  Tối ưu thị giác, thân thiện với mắt người dùng trong thời gian dài.

-  Đơn giản, dễ ghi nhớ, ghi sâu vào tâm trí người dùng từ cái nhìn đầu tiên.

-  Truyền tải thông tin nhanh chóng và dễ dàng đến với người dùng.

Phông chữ Helvetica trong logo Vinaphone tối ưu thị giác cho mắt người dùng

Phông chữ phù hợp với định hướng trẻ hóa thương hiệu

Bắt kịp xu hướng đơn giản và hiện đại của thế giới, Vinaphone cũng đã thay đổi thiết kế logo sang phông chữ Helvetica nhằm truyền tải thông điệp khát vọng tuổi trẻ và trẻ hóa thương hiệu của mình.

- Tên thương hiệu “Vinaphone” màu xanh dương cùng phông chữ Helvetica phù hợp với thiết kế tối giản của logo mới, không còn biểu tượng giọt nước và câu slogan “Không ngừng vươn xa.

- Từ năm 2015 đến nay, Vinaphone tập trung thể hiện sức trẻ, niềm tin hy vọng, hướng tới hai nhóm đối tượng khách hàng chiếm đa số trong tương lai, đó là khách hàng nhóm tuổi gen Y và gen Z.

- Sự đơn giản và linh hoạt của phông chữ Helvetica trong logo VinaPhone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm truyền thông trẻ trung như:

- Banner/flyer/brochure của Vinaphone

- Cốc, ô, túi vải,...

Phông chữ logo tối giản Vinaphone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm như cốc sứ

Logo Vinaphone trong thiết kế banner

Logo VinaPhone trong thiết kế túi vải

Cùng với thiết kế logo tối giản, hiện đại và nhiều chương trình hấp dẫn, Vinaphone đang dần trở thành thương hiệu viễn thông yêu thích của giới trẻ. Đây là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của Vinaphone.

1800 1260 - 1800 1261

Sổ liên lạc điện tử VnEdu: Hệ sinh thái giáo dục thông minh

11-09-2018

          Giúp theo dõi sát sao quá trình học tập, rèn luyện của con em một cách nhanh chóng, tiện lợi, phần mềm Sổ liên lạc điện tử VnEdu của Tập đoàn đã nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của các thầy cô và phụ huynh. Đó cũng là lý do mà hệ sinh thái giáo dục thông minh này nhanh chóng được "phủ sóng" tại 50% trường học trong cả nước...

Cập nhật liên tục thông tin 

Trao đổi về việc triển khai VnEdu tại Trường THPT Vạn Xuân (huyện Hoài Đức - Hà Nội), thầy Trần Nguyên Hạnh - Phó Hiệu trưởng nhà trường nhận định, trường sử dụng dịch vụ này 2 năm học vừa qua và 100% phụ huynh đều tham gia. Khác với cách làm truyền thống, cô giáo sẽ gửi sổ liên lạc vào mỗi cuối tuần, thì nay, thông tin được nhà trường gửi đến phụ huynh nhanh chóng, kịp thời hằng ngày. Cũng theo thầy Phó hiệu trưởng, phí sử dụng sổ liên lạc điện tử VnEdu chỉ mất một khoản rất nhỏ. Trường hợp học sinh con em gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình đặc biệt khó khăn được nhà trường cung cấp miễn phí (hiện trường có khoảng 60 học sinh đang hưởng ưu đãi này). 

Đồng tình với nhận xét của thầy Hạnh, chị Nguyễn Thị Huế, phụ huynh của học sinh Phạm Nguyễn Khánh Linh - lớp 11A1, Trường THPT Vạn Xuân cho biết: “Khi có bất kỳ vấn đề nào của con ở trường, chúng tôi đều nhận được thông tin kịp thời, từ việc con đi học muộn, con chưa hoàn thành tốt bài tập ở nhà. Từ đó, có thể gọi ngay cho cô giáo chủ nhiệm để trao đổi chi tiết hơn. Điều đó làm chúng tôi rất hài lòng”. Để hiệu quả hơn nữa trong việc trao đổi, gắn kết giữa nhà trường với phụ huynh, Trường THPT Vạn Xuân sẽ có kế hoạch cập nhật điểm số định kỳ để phụ huynh nắm được kết quả học tập của con em mình trong thời gian tới...

Kênh kết nối trực tuyến 

Xác định công nghệ thông tin trở thành một trong những trụ cột chính để phát triển, nhất là trong kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ những năm trước, Tập đoàn đã chuyển hướng đẩy mạnh đầu tư vào phát triển giải pháp công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. VnEdu là giải pháp đã được đội ngũ kỹ sư VNPT thiết kế và đang là sản phẩm chủ lực triển khai tại 63 tỉnh, thành phố. Hiện phần mềm này trên cả nước đang có 12.800 trường học sử dụng hệ thống quản lý thông tin nhà trường, gần 5 triệu hồ sơ học sinh, hơn 650.000 giáo viên và 2.000 website của các trường học. Trong đó, tính đến tháng 6-2018, phần mềm này đã triển khai ở 50% số trường trong cả nước với khoảng 2,9 triệu sổ liên lạc điện tử. Các trường đều đánh giá đây là dịch vụ không chỉ đầy đủ về chức năng mà còn dễ sử dụng. 

 

Hiện, VNPT cũng đã đưa ra phiên bản VnEdu 2.0 mới nhất kết hợp hệ sinh thái đầy đủ để cung cấp cả nền tảng Elearning (đào tạo trực tuyến) và tăng cường hơn nữa kết nối giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh. Theo ông Lâm Ngọc Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Giải pháp giáo dục thuộc Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT IT), VnEdu 2.0 được xây dựng như một hệ sinh thái toàn diện cho ngành Giáo dục, bao gồm 3 khối chức năng. Khối quản lý gồm các phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác điều hành trong nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục, nhằm số hóa tất cả công việc quản lý và điều hành của ngành Giáo dục. Khối học tập số cung cấp các công cụ soạn bài giảng, công cụ về Elearning, Mobile Learning, sẽ giúp giáo viên, học sinh dạy và học mọi lúc, mọi nơi. Khối liên thông tích hợp cho phép hệ thống hệ sinh thái Edu2.0 liên thông, tích hợp với tất cả hệ thống khác, đặc biệt là các hệ thống do Bộ Giáo dục - Đào tạo triển khai như hệ thống dữ liệu ngành, hệ thống về thống kê báo cáo. Ngoài ra, khối liên thông tích hợp này cho phép các ứng dụng, dịch vụ tiên tiến có thể kết nối vào hệ thống. Hiện nay học sinh ngồi ở Việt Nam có thể học tiếng Anh với giáo viên ở Mỹ, tự động chấm điểm của học sinh so với người bản địa. 

Còn theo ông Đỗ Mạnh Dũng - Trưởng phòng Quản lý sản phẩm - Ban Khách hàng tổ chức doanh nghiệp VinaPhone (đơn vị kinh doanh phần mềm VnEdu), hiện việc cung cấp sổ liên lạc điện tử đã tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Thời gian tới, VinaPhone sẽ nhân rộng mô hình để các trường, đặc biệt là trường ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, để mang lại tiện ích cho công tác giáo dục. 

Trong năm học 2018-2019, VnEdu sẽ có thêm nhiều tính năng mới như xây dựng hệ thống bài thi online, giúp giáo viên ra đề thi và học sinh có thể thi trực tuyến trên hệ thống. Bên cạnh đó, VinaPhone vẫn tiếp tục duy trì các chính sách bằng công tác hỗ trợ nhà trường và giáo viên từ các khâu đào tạo, chuyển giao, đặc biệt là công tác vận hành, sử dụng hệ thống. Ngoài ra, VNPT sẽ tạo thêm tiện ích để giáo viên dễ dàng hơn trong việc cập nhật điểm, tăng cường đội ngũ hỗ trợ tại các trường để cập nhật điểm thường xuyên.