Truy cập nội dung luôn

Thiết kế logo Vinaphone sử dụng từ năm 2015 đến nay chỉ còn tên thương hiệu “Vinaphone” với phông chữ Helvetica màu xanh dương, không còn biểu tượng 3 giọt nước và slogan “Không ngừng vươn xa”. Trong thiết kế đơn giản hóa này, vì sao Vinaphone sử dụng phông chữ Helvetica?

Tối ưu trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động

Trong thiết kế logo mới nhất được sử dụng từ năm 2015 đến nay, Vinaphone đã sử dụng phông chữ Helvetica. Đây được xem là kiểu chữ phổ biến nhất thế giới, ứng dụng cho hầu hết tất cả mọi lĩnh vực như viễn thông, thời trang,... Theo đánh giá của các nhà thiết kế trên thế giới, Helvetica không phải là phông chữ thú vị nhất nhưng linh hoạt và có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Bởi vậy, chúng ta có thể bắt gặp phông chữ này ở khắp mọi nơi trên thế giới từ nhãn hiệu cửa hàng tiện lợi, phương tiện vận chuyển, hệ thống tàu điện ngầm,...

Trong những năm gần đây, Helvetica cũng là phông chữ được sử dụng nhiều trong các thiết bị điện tử nhờ những ưu điểm sau:

-  Phù hợp với đặc điểm của thời kỳ số hóa khi mọi thông tin, hình ảnh được đơn giản hóa và tiện lợi.

-  Tối ưu thị giác, thân thiện với mắt người dùng trong thời gian dài.

-  Đơn giản, dễ ghi nhớ, ghi sâu vào tâm trí người dùng từ cái nhìn đầu tiên.

-  Truyền tải thông tin nhanh chóng và dễ dàng đến với người dùng.

Phông chữ Helvetica trong logo Vinaphone tối ưu thị giác cho mắt người dùng

Phông chữ phù hợp với định hướng trẻ hóa thương hiệu

Bắt kịp xu hướng đơn giản và hiện đại của thế giới, Vinaphone cũng đã thay đổi thiết kế logo sang phông chữ Helvetica nhằm truyền tải thông điệp khát vọng tuổi trẻ và trẻ hóa thương hiệu của mình.

- Tên thương hiệu “Vinaphone” màu xanh dương cùng phông chữ Helvetica phù hợp với thiết kế tối giản của logo mới, không còn biểu tượng giọt nước và câu slogan “Không ngừng vươn xa.

- Từ năm 2015 đến nay, Vinaphone tập trung thể hiện sức trẻ, niềm tin hy vọng, hướng tới hai nhóm đối tượng khách hàng chiếm đa số trong tương lai, đó là khách hàng nhóm tuổi gen Y và gen Z.

- Sự đơn giản và linh hoạt của phông chữ Helvetica trong logo VinaPhone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm truyền thông trẻ trung như:

- Banner/flyer/brochure của Vinaphone

- Cốc, ô, túi vải,...

Phông chữ logo tối giản Vinaphone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm như cốc sứ

Logo Vinaphone trong thiết kế banner

Logo VinaPhone trong thiết kế túi vải

Cùng với thiết kế logo tối giản, hiện đại và nhiều chương trình hấp dẫn, Vinaphone đang dần trở thành thương hiệu viễn thông yêu thích của giới trẻ. Đây là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của Vinaphone.

1800 1260 - 1800 1261

Sản phẩm VNPT SmartCloud của VNPT - IT được vinh danh tại Nhân tài Đất Việt 2018

21-11-2018

Ngày 20/11, tại Lễ trao giải của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018, Nhóm tác giả sản phẩm VNPT SmartCloud đã được xướng tên trên bục vinh quang, giành giải Ba hệ thống Sản phẩm Khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Nhóm tác nhận gải tại buổi lễ.

 

Lĩnh vực Cloud luôn được đánh giá là rất “khó nhằn” bởi sự cạnh tranh của những tên tuổi lớn thế giới như Amazon, Google ...cũng như sự đa dạng của thị trường trong nước. Song, bằng sức mạnh nội lực và các giá trị cốt lõi, VNPT SmartCloud đã chứng minh được sức mạnh của mình trên thị trường và được Ban giám khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay đánh giá cao bởi công nghệ đột phá và bản sắc dịch vụ của chính mình.

Nhận thấy nếu chỉ đơn thuần chạy theo công nghệ thì VNPT SmartCloud khó có thể cạnh tranh với các dịch vụ khác trong thế giới công nghệ đang "bão hòa", đặc biệt là các CSP của nước ngoài như Amazon hay Google, nhóm tác giả phát triển sản phẩm xác định Công nghệ và Bản sắc của dịch vụ phải hiện hữu trong sản phẩm đưa đến tay khách hàng. Yếu tố smart của VNPT SmartCloud được thể hiện trong việc chuyển giao được 2 giá trị trên đến với khách hàng.

Chia sẻ  sau khi nhận giải, anh Tống Mạnh Cường, trưởng nhóm phát triển sản phẩm cho hay: "Với lợi thế VNPT là một Telco có điểm mạnh về hạ tầng, từ đó, chúng tôi phát triển sản phẩm dựa vào đặc tính của Cloud là On-Demand Selfservices. Đó là điểm nhấn của sản phẩm và chúng tôi rất tự hào là một trong những ICT của Việt Nam tự phát triển và đưa dịch vụ này tới cho người dùng".

On-Demand Selfservices Hệ thống tự động hoàn toàn trong các công đoạn cấp phát dịch vụ. Dịch vụ Self-service của SmartCloud giúp khách hàng có thể đăng ký khởi tạo, thanh toán cũng như ngừng sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào, kể cả là 11h hay 2h đêm mà không cần chờ đợi, do tất cả mọi khâu đăng ký, thanh toán đã được tự động hóa trên Website. Ngoài ra, SmartCloud vẫn cung cấp công cụ để đơn vị bán hàng hỗ trợ người dùng khởi tạo dịch vụ (nếu được yêu cầu).

VNPT SmartCloud còn là một trong những dịch vụ có hệ thống công cụ hỗ trợ khách hàng tốt nhất như livechat, hỗ trợ trực tiếp qua điện thoại, tư vấn dịch vụ, các giải pháp triển khai.

VNPT SmartCloud đã giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán tối ưu chi phí và giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, nhờ vào 5 đặc tính sau của Cloud: Co giãn tài nguyên linh hoạt; Dùng đến đâu trả tiền đến đấy (Pay-as-you-go); Truy cập mạnh mẽ (truy cập từ nhiều thiết bị miễn là có Internet); Tập hợp tài nguyên (nhiều người dùng tự tổ chức và chia sẻ cùng một tài nguyên được phân tách một cách an toàn); Tự phục vụ (Sử dụng dịch vụ mà không cần phải qua nhà cung cấp).

Thời gian tới VNPT SmartCloud cũng sẽ cho ra mắt nhiều tính năng cho phép kết nối các doanh nghiệp tự phát triển phần mềm - ISV để cùng cộng sinh trên hệ sinh thái Cloud, mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng.

Theo đó, SmartCloud không chỉ là Cloud mà là một hệ sinh thái Cloud với khả năng mở rộng thành các kênh bán hàng riêng biệt, trong tương lai là kết nối với các đơn vị ISV thành một marketplace để cùng kinh doanh dich vụ; Các công nghệ được sử dụng tuy không mới nhưng nó chỉ chiếm 40% nỗ lực của nhóm, 60% nỗ lực còn lại tập trung vào việc kết hợp các công nghệ làm sao để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng cũng như đáp ứng các chiến lược kinh doanh về lâu dài.

Nhóm tác giả sản phẩm: Anh Tống Mạnh Cường (trưởng nhóm - ngoài cùng bên phải - Anh Lê Quang Long và anh Phạm Tiến Hùng.

 

Nói về tiềm năng của sản phẩm, anh Tống Mạnh Cường cho biết, sản phẩm VNPT SmartCloud được ra mắt và chính thức cung cấp cho thị trường từ tháng 6/2017, nhưng chỉ đến cuối năm 2017 đã đạt doanh số 3 tỷ. Trong kế hoạch 2 năm tới, SmartCloud sẽ phát triển các dịch vụ hướng Nền tảng - Platform as a Service như Container, Database, Cloud Storage … để giúp các đối tượng khách hàng là Startup, lập trình viên tận dụng tối đa khả năng tính toán của Cloud trong quá trình triển khai các ứng dụng 4.0 như IoT, Big Data.

VNPT SmartCloud nhắm đến đối tượng khách hàng là khối Cơ quan Nhà nước, Cộng đồng Lập trình viên Freelance, và các Công ty phần mềm, hiện nay cơ cấu doanh thu của dịch vụ SmartCloud chủ yếu 50% tới từ các khối Cơ quan Nhà nước, trong kế hoạch phát triển dịch vụ 2019 - 2020, SmartCloud sẽ đưa ra nhiều dịch vụ theo hướng Platform-as-a-Service để phục vụ cộng đồng các lập trình viên và startup được tốt hơn.

Năm 2019, VNPT SmartCloud đặt kỳ vọng doanh thu khoảng 50 tỷ.

PV.