Truy cập nội dung luôn

Thiết kế logo Vinaphone sử dụng từ năm 2015 đến nay chỉ còn tên thương hiệu “Vinaphone” với phông chữ Helvetica màu xanh dương, không còn biểu tượng 3 giọt nước và slogan “Không ngừng vươn xa”. Trong thiết kế đơn giản hóa này, vì sao Vinaphone sử dụng phông chữ Helvetica?

Tối ưu trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động

Trong thiết kế logo mới nhất được sử dụng từ năm 2015 đến nay, Vinaphone đã sử dụng phông chữ Helvetica. Đây được xem là kiểu chữ phổ biến nhất thế giới, ứng dụng cho hầu hết tất cả mọi lĩnh vực như viễn thông, thời trang,... Theo đánh giá của các nhà thiết kế trên thế giới, Helvetica không phải là phông chữ thú vị nhất nhưng linh hoạt và có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Bởi vậy, chúng ta có thể bắt gặp phông chữ này ở khắp mọi nơi trên thế giới từ nhãn hiệu cửa hàng tiện lợi, phương tiện vận chuyển, hệ thống tàu điện ngầm,...

Trong những năm gần đây, Helvetica cũng là phông chữ được sử dụng nhiều trong các thiết bị điện tử nhờ những ưu điểm sau:

-  Phù hợp với đặc điểm của thời kỳ số hóa khi mọi thông tin, hình ảnh được đơn giản hóa và tiện lợi.

-  Tối ưu thị giác, thân thiện với mắt người dùng trong thời gian dài.

-  Đơn giản, dễ ghi nhớ, ghi sâu vào tâm trí người dùng từ cái nhìn đầu tiên.

-  Truyền tải thông tin nhanh chóng và dễ dàng đến với người dùng.

Phông chữ Helvetica trong logo Vinaphone tối ưu thị giác cho mắt người dùng

Phông chữ phù hợp với định hướng trẻ hóa thương hiệu

Bắt kịp xu hướng đơn giản và hiện đại của thế giới, Vinaphone cũng đã thay đổi thiết kế logo sang phông chữ Helvetica nhằm truyền tải thông điệp khát vọng tuổi trẻ và trẻ hóa thương hiệu của mình.

- Tên thương hiệu “Vinaphone” màu xanh dương cùng phông chữ Helvetica phù hợp với thiết kế tối giản của logo mới, không còn biểu tượng giọt nước và câu slogan “Không ngừng vươn xa.

- Từ năm 2015 đến nay, Vinaphone tập trung thể hiện sức trẻ, niềm tin hy vọng, hướng tới hai nhóm đối tượng khách hàng chiếm đa số trong tương lai, đó là khách hàng nhóm tuổi gen Y và gen Z.

- Sự đơn giản và linh hoạt của phông chữ Helvetica trong logo VinaPhone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm truyền thông trẻ trung như:

- Banner/flyer/brochure của Vinaphone

- Cốc, ô, túi vải,...

Phông chữ logo tối giản Vinaphone phù hợp với nhiều thiết kế ấn phẩm như cốc sứ

Logo Vinaphone trong thiết kế banner

Logo VinaPhone trong thiết kế túi vải

Cùng với thiết kế logo tối giản, hiện đại và nhiều chương trình hấp dẫn, Vinaphone đang dần trở thành thương hiệu viễn thông yêu thích của giới trẻ. Đây là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của Vinaphone.

1800 1260 - 1800 1261

Hạ tầng VT-CNTT của VNPT đã sẵn sàng phục vụ Hội nghị WEF ASEAN 2018

10-09-2018

 

 

         Ngày 09/09/2018, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đi thăm và kiểm tra công tác chuẩn bị cho Hội nghị WEF ASEAN 2018.  

         Thủ tướng đã đánh giá cao, biểu dương nỗ lực của các tiểu ban, các đơn vị đã phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, chủ động trong công tác chuẩn bị cho Hội nghị WEF ASEAN 2018 - sự kiện ngoại giao quan trọng nhất của Việt Nam trong năm 2018.

                                        Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi tổng duyệt

Tại buổi tổng duyệt công tác chuẩn bị cho Hội nghị WEF ASEAN 2018 vào chiều ngày 09/09/2018, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đi thăm và kiểm tra công tác chuẩn bị cho Hội nghị như nội dung các phiên họp, thảo luận chuyên đề; công tác đón tiếp, lễ tân, an ninh, hậu cần, y tế và hạ tầng viễn thông- CNTT. Thủ tướng nhấn mạnh đây là cơ hội để khẳng định khát vọng, ước mơ vươn lên tầm cao mới của Việt Nam, do đó, công tác chuẩn bị có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo cho thành công của hội nghị.

Vinh dự là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông- CNTT phục vụ Hội nghị WEF ASEAN 2018, trong suốt những ngày qua, Tập đoàn đã khẩn trương huy động mọi nguồn lực triển khai hạ tầng kết nối dịch vụ tại Trung tâm báo chí, các phòng họp và nhà điều hành của Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Đến ngày 09/09/2018, mọi công tác đã hoàn tất, VNPT sẵn sàng hạ tầng VT - CNTT phục vụ Hội nghị.

Chiều ngày 09/09, Tổng Giám đốc VNPT Phạm Đức Long đã trực tiếp thị sát, kiểm tra công tác triển khai hạ tầng và chỉ đạo xây dựng các kịch bản dự phòng các tình huống phát sinh nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ hội nghị.

Để phục vụ sự kiện, ngoài việc trang bị toàn bộ hạ tầng viễn thông cung cấp các dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao, dịch vụ tín hiệu truyền hình HD, Internet cáp quang phục vụ các cơ quan báo chí truyền hình, hệ thống wifi vv..., VNPT còn tặng 500 thẻ cào VinaPhone và 450 sim 4G cho Ban tổ chức và các phóng viên báo chí tác nghiệp tại Hội nghị.

Theo Ban Tổ chức, đến thời điểm này, số lượng đại biểu chính thức đăng ký tham dự WEF ASEAN 2018 là 970 người; cùng với khách mời khác đưa tổng số đại biểu tham dự có thể lên đến gần 1.200 đại biểu. Dự kiến, sẽ có hơn 300 phóng viên trong nước và quốc tế đến đưa tin về sự kiện ngoại giao quan trọng này.

Phát biểu tại buổi làm việc sau khi tổng duyệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là một trong những hoạt động đối ngoại rất quan trọng của Việt Nam trong năm 2018. Thủ tướng đánh giá cao các tiểu ban đã phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, chủ động và đặc biệt là phối hợp tốt với WEF trong công tác chuẩn bị cho Hội nghị - một sự kiện là cơ hội để khẳng định khát vọng, ước mơ vươn lên tầm cao mới của Việt Nam.

                                          TGĐ VNPT Phạm Đức Long kiểm tra tốc độ wifi tại sự kiện

 

Hội nghị WEF ASEAN diễn ra ngày 11-13/9. Trong 8 năm qua, Việt Nam đã phối hợp với WEF tổ chức 3 sự kiện lớn là hội nghị WEF Đông Á năm 2010, hội nghị WEF Mekong năm 2016 và nay là hội nghị WEF ASEAN. Dự phiên khai mạc sáng 12/9 sẽ có lãnh đạo cấp cao một số nước ASEAN và châu Á. Có 60 phiên họp và thảo luận chuyên sâu được tổ chức.

Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN tiếp tục được đẩy mạnh, tình hình thế giới và khu vực biến chuyển nhanh và phức tạp, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng sâu sắc.

Chủ đề của Hội nghị là “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Đây là sự kiện đối ngoại quan trọng, được kỳ vọng sẽ là cầu nối giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với cộng đồng các tập đoàn hàng đầu thế giới, tạo ra diễn đàn để thảo luận những thách thức và cơ hội của khu vực.